Thời tiết vào mùa đông hoặc mùa xuân rất dễ gây ra các bệnh về phế quản, đường hô hấp hay cảm lạnh...

Một số bệnh viêm phế quản, ho gà, hen suyễn, sởi, cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan… từ các bệnh này nếu biến chứng nặng hơn có thể dẫn đến bệnh viêm phổi. Bệnh viêm phổi nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

 

 

Trước tiên, muốn hiểu rõ hơn về những bệnh tuyệt đối không được dùng Nhân sâm thì chúng ta cùng tìm hiểu Nhân sâm có tác dụng gì đối với con người

Công dụng của Nhân sâm

Theo cuốn "Thần Nông bản thảo kinh", sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn. Cây nhân sâm sống lâu năm, cao khoảng 0,6 m, rễ mẫm thành củ to, lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Bắt đầu từ năm thứ 3, cây nhâm sâm mới cho hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hè, tự hình tán mọc ở đầu cành, màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị. Quả dẹt, to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt.

Nhân sâm ít nhất phải 6 năm mới tích lũy được hết các dưỡng chất, càng lâu năm càng quý hiếm nên có giá khá đắt, từ 7 triệu/củ trở lên. Ngược lại, nhân sâm dưới một tuổi có giá rất rẻ. Người ta có thể đoán tuổi bằng các đốt ở cổ sâm, mỗi đốt là một tuổi.

Nhân sâm là một vị thuốc cổ truyền trong Đông y và đứng đầu trong các vị thuốc bổ giúp phục hồi các chức năng của cơ thể một cách toàn diện. Vị thuốc này tác dụng hiệu quả đặc biệt với những người bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém. Đặc biệt, nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa.

Những người mắc bệnh nào không được phép dùng Nhân sâm?

Tăng huyết áp: Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng. 

Bị cảm: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn. 

Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm. 

Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau. 

Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu. 

Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm. 

Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

 Trên đây là một số chia sẻ của Nhân sâm Hà Nội về các tác hại khi dùng Nhân sâm sai cách. Để biết thêm thông tin chi tiết mời Quý khách gọi vào số Hotline 089 889 8383 để được giải đáp mọi thắc mắc.

Quý khách muốn tìm hiểu thêm và đặt mua sản phẩm, kính mời Quý khách truy cập và website: https://nhansamhanoi.com/

Hoặc Quý khách có thể đến trực tiếp cửa hàng tại 214 Phùng Hưng, Hà Đông

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Trong cuốn Thần Nông Bản Thảo, nhân sâm có tên gọi là rénshen( được hiểu là người đàn ông gốc), là vị thuốc đứng đầu trong Sâm-Nhung-Quế-Phụ, có vị ngọt ,hơi lạnh. Thảo dược này được tìm thấy lần đầu tiên vào hơn hai ngàn năm trước tại vùng núi Mãn Châu của Trung Quốc và được ghi nhận lợi ích đầu tiên vào thời nhà Đường. Trước kia, nhân sâm là thứ chỉ được dùng trong cung cấm và làm lễ vật để dâng tặng vua cùng quan lại chức cao vọng trọng.

Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập…